Có nhiều công trình di tích lịch sử, nhà cổ bị sập và phá hủy vì mối gây hại do không dùng các biện pháp phòng chống mối. Phòng chống mối cho nhà cổ được chia ra làm 2 phương pháp khác nhau áp dụng cho 2 trường hợp nhà cổ khác nhau.
Phòng chống mối cho nhà cổ xây mới
Việc phòng chống, diệt mối cho nhà cổ xây mới cũng gần giống như phòng chống mối cho các công trình mới xây dựng. Đầu tiên cần loại bỏ tất cả các điều kiện thu hút mối tấn công.
Khảo sát, quan sát và thu thập toàn bộ các tàn dư thực vật như gỗ, bìa cát tông,.. trong mặt bằng xây dựng công trình và các khu lân cận xung quanh.
Nếu phát hiện có mối sinh sống cần tìm ra tổ mối và tiến hành phun thuốc diệt mối tận gốc. Dọn sạch cỏ, rác, vải, tre, nữa,.. khi san lấp nền và tiến hành phun thuốc phòng mối toàn bộ bề mặt khu đất xây dựng công trình.
Trong công đoạn nát nền cần đào các hàng hào chống mối nhằm tránh mối xâm nhập từ xung quanh bên ngoài vào, phun thuốc phòng trừ nền đất bên trong, khe tường, chân tường, các đường đi mối có thể xâm nhập được.
Sau khi công trình đã được hoàn thiện cũng cần phải theo dõi giám sát kiểm tra hàng năm để đảm bảo mối không xâm nhập và kịp thời phát hiện ra mối sớm nhất để xử lý. Nên chú ý vào các tháng 3, 4 và tháng 7, 8 là các mùa ẩm thấp phù hợp để mối sinh sôi.
Phòng chống mối cho nhà cổ tu sửa
Đối với các công trình nhà cổ đang cải tạo, tu chỉnh thì cách phòng chống mối sẽ phức tạp hơn các công trình mới xây.
Thường thì khi các công trình này bị xuống cấp, hư hỏng do bị mối phá hoại mới tiến hành tu sửa, diệt mối vì vậy việc đầu tiên để diệt trừ mối cho các công trình này là tiến hành diệt mối tận gốc rồi mới bắt tay vào tu sửa.
Nếu như tiến hành sửa sang trước mới diệt mối hoặc diệt mối song song với úa trình tu sửa cũng sẽ không loại bỏ hoàn toàn mối và gây thiệt hại nhiều hơn về mặt thời gian cũng như chi phí. Bởi tổ mối xuất hiện trong các công trình này vốn dĩ đã rất phức tạp, nếu sửa mà không diệt mối thì việc mối vẫn tồn tại là hoàn toàn hiển nhiên. Hoặc nếu vừa tiến hành diệt mối vừa tu sửa cũng giống như “đánh rắn động cỏ” dẫn đến việc phát hiện ra nơi cư trú của mối sẽ khó khăn hơn.
Trong trường hợp này, thì phương pháp được lựa chọn để diệt mối hữu hiệu nhất là tiến hành diệt mối bằng phương pháp lây nhiễm sinh học.
Sau khi tiến hành diệt mối xong mới bắt tay vào quá trình tu sửa và xử lý chống mối mọt cho gỗ được thay thế. Bên cạnh đó cũng cần tạo ra các hàng hào ngăn cản sự xâm nhập của mối cho các công trình này.
Phòng chống mối cho nhà cổ là một công việc quan trọng góp phần bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho các công trình mang tính lịch sử. Ngoài việc thực hiện các biện pháp diệt mối tận gốc cho công trình rồi, các chủ công trình cần tham khảo thường xuyên các biện pháp phòng chống mối phù hợp với từng điều kiện thời tiết.
Để biết thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ dịch vụ diệt mối nhà gỗ cổ !
HN: Số 204 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
HCM: 74 Tỉnh Lộ 43, Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP HCM
Hotline: 0818.929.848 Email: congtytrumoidaiviet@gmail.com